Thuốc Tây là sản phẩm mà ai cũng phải dùng, thậm chí là dùng thường xuyên. Chính vì vậy, việc lựa chọn loại nước uống thuốc Tây và cách uống đúng là điều vô cùng quan trọng. Theo dõi hết bài viết này của Thế Giới Nước Tốt để tìm hiểu cụ thể về vấn đề này.
1. Những loại nước không dùng để uống thuốc
Uống thuốc bằng loại nước gì? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng có nhiều người vẫn không nắm được. Hậu quả là tác dụng của thuốc chẳng thấy đâu, đôi khi còn rước họa vào thân.
Nước trái cây
Dùng nước nho ép và một số nước trái cây khác để uống thuốc có thể làm giảm tác dụng và làm tăng phản ứng phụ của thuốc chữa bệnh, lý do nước trái cây có thể ức chế các men trong quá trình hấp thụ thuốc, chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh tim mạch và thuốc chống nấm.
Bình thường trà xanh là loại đồ uống thanh lọc rất có lợi cho sức khỏe nhưng với thuốc chống ung thư có tên bortezomib –có khả năng “đánh bại” với những tế bào ung thư thì trà xanh lại là thức uống khắc tinh của thuốc.
Trong trà có chất tanin, khiến nhiều loại thuốc mất tác dụng. Những thuốc trong thành phần có chứa sắt khi uống chung với nước trà không phát huy được tác dụng.
Cà phê
Trong thời gian đang điều trị bằng thuốc, nếu dùng thuốc bằng nước trà hay cà phê thì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Ngoài ra, cà phê còn có thể có hại cho dạ dày, nhất là khi dùng các loại thuốc kháng viêm thì không nên à phê để uống thuốc. Ngoài ra, caffeine có trong cà phê còn làm giảm tác dụng của các thuốc được dùng nhằm an thần gây ngủ nếu uống cùng một lúc.
Sữa
Canxi có sẵn trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh, do đó không nên dùng sữa để uống thuốc. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như aspirin, thuốc ngừa thai hàng ngày, các loại Vitamin A, D…
Nước ngọt có ga
Trong những loại nước này thường có chứa cafein, là chất kích thích giúp tỉnh táo. Chúng sẽ kết hợp với thuốc có thành phần sắt, tạo thành kết tủa không hấp thu được vào cơ thể.
Bia, rượu và thức uống có cồn
Trong khi đang dùng thuốc, nhất là loại thuốc có hoạt chất là acetaminophen như: panadol, panadol… nếu uống rượu sẽ làm tăng nguy cơ phá hủy gan.
Mặt khác, rượu còn hạn chế tác dụng chữa bệnh của các loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa bệnh thần kinh và làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh khác.
Ngoài ra, rượu còn làm tăng độc tính hại gan của paracetamol, tăng độc tính hại dạ dày của aspirin, tăng độc tính gây mê của thuốc an thần gây ngủ.
2. Nước tạo ra từ công nghệ RO + thuốc = nguy hiểm tiềm tàng
Khi máy RO tạo nước ion kiềm, đặc biệt là với các loại máy hiện đại hiện nay (Nước thông qua quá trình lọc RO (thẩm thấu ngược), dòng nước được phân tách thành những hạt nước li ti. Phân tử nước nhỏ là một lợi thế vì nó sẽ len lỏi qua từng tế bào dễ hơn. Chứng tỏ nước này rất tốt cho sức khỏe của mỗi người nếu dùng thường xuyên. Nhưng khi dùng với thuốc theo toa, đây lại là một chuyện khác.
Đó là bởi vì nước có thể đi vào các tế bào nhanh hơn so với nước thông thường. Chúng mang theo thuốc cùng với ion kiềm. Điều này có khả năng làm cơ thể bạn nhanh chóng hấp thụ thuốc.
Đây chính là vấn đề. Thuốc khi đi vào cơ thể với tốc độ quá nhanh, hiệu quả hoạt động của thuốc sẽ bị giảm. Và cơ thể của bạn sẽ bắt đầu phản ứng với thuốc.
Mặc dù không nên dùng thuốc theo toa nói trung với nước kiềm. đặc biệt có thể là một vấn đề với các loại thuốc có tác dụng kéo dài (released-extended medication).
Loại thuốc này được tạo ra đặc biệt để cơ thể bạn hấp thụ thuốc trong một thời gian dài. Nước ion kiềm có thể cản trở thời gian đó và đẩy nhanh quá trình hấp thụ.
Cơ thể của bạn sẽ phản ứng mạnh với việc này. Tương tự như quá trình sốc thuốc, cơ thể sẽ đưa ra các biểu hiện như co giật nôn mửa.
3. Nước điện giải ion kiềm pH 7 rất tốt để sử dụng trong việc uống thuốc tây
Nước ion kiềm là có độ pH trung tính 7.0 và nhờ cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ chỉ 5-6 phân tử nước trong 1 cụm phân tử nên rất tốt cho việc uống thuốc tây, nước ion kiềm sẽ giúp đưa thuốc từ miệng xuống dạ dày nhanh hơn, dễ tan và sau đó dung dịch thuốc sẽ đi đến ruột, lúc này dược chất có trong thuốc sẽ nhanh chóng hấp thu vào máu giúp thuốc phát huy công dụng điều trị bệnh tốt nhất.
Khi uống thuốc bạn cần uống đủ nước, đôi khi cần phải bổ sung nhiều nước đối với những thuốc chứa chất sulfamid để thuốc được lọc và bài tiết tốt qua đường nước tiểu giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
Chọn đúng loại nước uống thuốc là yếu tố quan trọng, quyết định khả năng phục hồi sức khỏe của cơ thể!