Thực Hư Câu Chuyện Nước Điện Giải ION Kiềm Hỗ Trợ Giảm Biến Chứng Bệnh Gout

Bệnh gout từng được mệnh danh là “bệnh nhà giàu” nhưng ngày nay bệnh gout kgoong còn hiếm gặp nữa, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng và trẻ hoá chóng mặt.

1. Bệnh Gout là gì?

Gout là một dạng viêm khớp gây đau khớp và sưng khớp, những vết sưng thường kéo dài trong một hoặc hai tuần, sau đó biến mất. Vết sưng do bệnh gút thường bắt đầu ở ngón chân cái hoặc chi dưới.

Bệnh Gout (còn gọi là gút hay thống phong) là một dạng viêm khớp phổ biến, người bệnh thường chịu những cơn đau đột ngột và dữ dội thậm chí còn tấy đỏ.

Bệnh gout xuất hiện khi nồng độ muối urat trong huyết thanh tích tụ trong cơ thể tăng cao. Khi điều này xảy ra, các tinh thể hình kim hình thành trong khớp và xung quanh khớp. Tình trạng này dẫn đếnviêm và viêm khớp. Tuy nhiên, nhiều người có nồng độ muối urat trong huyết thanh cao lại không bị bệnh gout.

1.1. Gout ngày càng trẻ hóa, nhiều người chủ quan dẫn đến nguy cơ suy thận

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa chất đạm. Chất đạm khi vào trong tế bào sẽ chuyển hóa để xây dựng các cơ quan, cấu trúc cơ thể. Trong số những chất đạm ăn vào sẽ có một phần nhỏ được chuyển hóa thành năng lượng. Đạm có 20 loại axit amin khác nhau, một số axit khi chuyển hóa sẽ tạo thành axit uric. Axit uric này khi ở môi trường trong cơ thể sẽ chuyển thành dạng tinh thể, tức các muối urat. Muối urat lắng đọng trong khớp, thận gây ra triệu chứng bệnh gout.

Nếu để tinh thể lắng đọng lâu ngày sẽ dẫn đến tổn thương, thoái hóa các cấu trúc khớp và thận, gây đau đớn, có thể khiến khớp không thể hoạt động, viên sỏi nhỏ làm tắc các ống thận dẫn đến suy thận.

1.2. Nguyên nhân 

Nguyên nhân nguyên phát (vô căn)

Đây là nguyên nhân chiếm đa số các trường hợp, gút thường gắn liền với yếu tố di truyền hoặc cơ địa. Người bị bệnh gout vô căn có quá trình tổng hợp purine nội sinh làm tăng acid uric quá mức. Bệnh phần lớn gặp ở nhóm nam giới độ tuổi trên 40, có thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh.

Nguyên nhân thứ phát

Là tình trạng tăng acid uric máu do một số bệnh khác hay một số nguyên nhân khác như mắc một số bệnh lý về máu như bệnh đa hồng cầu, leucemie kinh thể tủy, hodgkin, sarcome hạch, đau tủy xương, hoặc quá trình sử dụng thuốc khi điều trị bệnh lý ác tính.

2. Giải pháp cho người bị bệnh Gout

Những người chỉ mới phát hiện triệu chứng cận lâm sàng, tức thử máu thấy axit uric tăng, chưa viêm khớp thì không cần uống thuốc. Lúc này nên áp dụng một số phương pháp để hạn chế phát triển thành bệnh gout, như:

Giữ cân nặng, vòng eo ở mức phù hợp: Bệnh gout xuất hiện nhiều hơn ở những người bị hội chứng chuyển hóa, vòng eo to. Vòng eo của nữ trên 80 cm, của nam trên 90 cm là yếu tố nguy cơ, nên tập luyện để vòng eo thon gọn hơn dưới mức này.

Trọng lượng cơ thể ở mức cân đối: Trọng lượng lý tưởng có thể được tính bằng chiều cao (cm) trừ 110, nên duy trì trọng lượng cơ thể trong khoảng này. Bên cạnh đó, chất lượng của trọng lượng như khối xương, khối cơ, khối mỡ, khối nước cũng cần được quan tâm. Nếu như trọng lượng 50 kg nhưng người có khối nạc nhiều hơn thì nguy cơ bệnh gout ít hơn. Có thể tăng khối nạc bằng cách tập thể dục.

Thở đúng cách: Nên tập thở vì chất dinh dưỡng vào trong tế bào, khi có đủ oxy sẽ chuyển hóa thành năng lượng. Nếu thiếu oxy thì sẽ chuyển hóa theo quy trình khác, tạo thành chất cặn bã làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Tập thở bằng cách thở cho lồng ngực lớn nhất, tức là hạ hết cơ hoành xuống, lồng ngực trước sau phải căng lên để tổng thể tích chứa không khí lớn lên, lúc đó, không khí mới có thể ùa vào nhiều, dễ dàng hơn. Hít thật sâu vào và nín thở sau đó ép hết cỡ để thở ra, cần ngưng một chút cho không khí dơ được thải ra hết.

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng, giúp cơ thể phục hồi và sửa chữa các tổn thương. Nếu không ngủ đủ giấc, hậu quả dẫn đến là các chất cặn bã không được thải ra khỏi cơ thể.

Dinh dưỡng cân bằng: Tỷ lệ các chất đạm, bột đường, chất béo mỗi ngày đảm bảo sự cân bằng hợp lý. Ăn đủ để không tăng cân nhưng cũng không quá kiêng hem, ăn thiếu năng lượng đến mức cơ thể suy kiệt. Bạn nên ăn ngày ba bữa, cứ một chén cơm đi kèm nửa chén chất đạm, hai chén rau, nửa chén trái cây.

3. Chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bị bệnh Gout

Khi mắc bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng thì áp lực nhất cho bệnh nhân là phải thay đổi khẩu phần. Đặc biệt, có những thực phẩm mà bệnh nhân gout phải bỏ hẳn vì sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng lên bệnh là rất cao. Lúc này, bạn cần tập cho mình thói quen mới đầu tiên là không được sử dụng là rượu, bia. Chất cồn gây ảnh hưởng mạnh tế bào gan, tạo điều kiện cho hiện tượng chuyển hóa đạm thành axit uric nhiều hơn, ngăn cản thải axit uric qua đường thận.

Dinh dưỡng, chế độ ăn uống và tập luyện của người bị bệnh gout là vô cùng quan trọng

Thứ hai, bệnh nhân gout phải giảm thịt đỏ – trong thành phần có chứa các chất ion axit như phốt pho, lưu huỳnh. Mọi người có thể tạm nhớ cách phân loại thịt bằng cách dựa vào nguồn gốc, thịt của con có bốn chân trở lên là thịt đỏ: heo, bò, tôm, cua…; hai chân trở xuống là thịt trắng, như gà, vịt, lươn, ếch, cá… Tổng lượng đạm cần ăn một ngày của bệnh nhân gout (người trưởng thành, khỏe mạnh, lao động tay chân nhiều) không vượt quá 200 gram, chia đều trong 3 bữa ăn, chủ yếu là với thịt trắng. Không nên ăn chay, vì đạm từ đậu chứa nhiều gốc purin hơn, làm tăng tạo axit uric nhiều hơn. Chế độ ăn khuyến nghị là ưu tiên đạm trắng nhưng không quá 200 gram mỗi ngày.

Thứ ba, cần tăng thực phẩm giàu kiềm như rau xanh (lá, củ, quả) và không dưới 300 gram. Các loại trái cây ưu tiên chọn không ngọt vì đường trái cây sẽ được chuyển hóa tại gan, ăn vào gây tăng độ chuyển hóa axit tại gan. Tiếp đến, uống nhiều nước lọc, bổ sung 20% là nước điện giải ion kiềm (nước ion kiềm) với độ pH là 8,5-9,5. Hạn chế ăn các loại “mầm non” như giá, nấm, măng…; vì chúng chứa chất ức chế thải axit uric qua đường thận.

Ngoài dinh dưỡng, bệnh nhân gout cần cố gắng thở đủ, ngủ đủ, tập luyện để tăng khối cơ. Bệnh nhân bị gout thường bị đau các khớp nhỏ nên có thể tập luyện khối cơ bằng tạ tay, đạp xe tác động khối cơ đùi, bơi lội để tập vùng lưng. Tập luyện là liệu pháp phối hợp góp phần điều trị bệnh gout, giúp kích hoạt hệ thống chuyển hóa theo hướng giảm axit uric.

4. Nguyên tắc quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh Gout

Hạ axit uric trong máu

Tìm cách hạ acid uric máu để dự phòng những cơn gout tái phát và ngăn ngừa biến chứng như thận, khớp, tim, mạch. Trường hợp nặng, bạn có thể truyền Na HCO3 để kiềm hóa máu và giải độc khẩn cấp.

Điều trị các bệnh lý kèm theo

Bệnh Gout xuất hiện là do cơ thể quá dư thừa axit uric. Bên cạnh đó, khi hàm lượng axit dư thừa, nhiều bệnh lý kèm theo xuất hiện trong cơ thể như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu

Kiềm hóa cơ thể

Điều trị Gout cần phải có một giải pháp tổng thể, việc trung hòa và loại bỏ lượng acid dư thừa là điều quan trọng và cần thực hiện hàng ngày, hạn chế tối thiểu quá trình gây tích tụ urat trong cơ thể. Do đó, kiềm hóa cơ thể, cân bằng môi trường axit-kiềm là nguyên tắc cốt yếu giải quyết tận gốc cho bệnh Gout.

>>> Xem thêm: 5 LỢI ÍCH BẤT NGỜ CỦA NƯỚC ION KIỀM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

5.  Nước ion kiềm hỗ trợ biến chứng bệnh Gout hiệu quả

Trong số các cơ chế giảm bệnh gout, có một điểm cần lưu ý nếu môi trường càng axit, nước tiểu càng axit thì lượng tinh thể đóng cặn càng nhiều hơn, nên người gout cần gia tăng độ kiềm trong nước tiểu.Vậy nên sử dụng thêm nước kiềm là để giảm biến chứng.

Nước ion kiềm giúp làm giảm biến chứng bệnh gout

Vai trò của nước điện giải ion kiềm là làm giảm độ axit trong máu và nước tiểu; tăng thải axit uric trong máu và nước tiểu ra ngoài; kéo nồng độ axit uric trong máu về mức bình thường. Vì vậy người bệnh gout có thể sử dụng nước điện giải ion kiềm nhưng cần sử dụng đúng mức, phù hợp với cơ thể.

Việc trung hòa và loại bỏ lượng axit dư thừa trong cơ thể người bệnh là điều quan trọng, nước ion kiềm pH 8.5 – 9.5 có tính kiềm tự nhiên như rau xanh giúp trung hòa và loại bỏ axit dư thừa trong cơ thể hiệu quả, trong đó có axit uric. Các ion kiềm có trong nước giúp kiểm soát và đẩy nhanh hàm lượng axit uric ra khỏi cơ thể làm thuyên giảm cơn đau, các khối sưng không bị to lên và hạn chế sự hình, phát triển và các biến chứng bệnh. Đặc biệt, nước ion kiềm còn giàu Hydro, có tác dụng khử oxi hóa mạnh nhờ giá trị ORP(-) giúp chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, phân tử nước siêu nhỏ và các vi khoáng có lợi cho cơ thể của nước ion kiềm giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn giúp axit dư được đẩy ra ngoài nhanh chóng và theo nhiều cách khác nhau.

Việc uống nước ion kiềm là liệu pháp tự nhiên và đơn giản, bệnh nhân có thể dễ dàng thực hiện giúp mang lại hiệu quả cao nhất.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về nước ion kiềm, tác dụng của nó và các loại máy điện giải ion tốt nhất hiện nay thì có thể liên hệ qua hotline của Thế Giới Nước Tốt để được tư vấn cụ thể.

>>> Có thể bạn quan tâm:

VAI TRÒ CỦA NƯỚC KIỀM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE VÀ HỆ MIỄN DỊCH

THỰC HƯ NƯỚC ION KIỀM PHÒNG CHỐNG BỆNH UNG THƯ