Trong tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và nước là một trong những thành phần bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp nhất. Vậy nên chúng ta cần kiểm tra chất lượng nước trước khi sử dụng cho mọi hoạt động có liên quan. Và để biết được nước có đạt tiêu chuẩn hay không thì cần phải có kết quả phân tích, các thông số đánh giá chất lượng thì mới biết được.
Sau đây là một số thông tin về các chỉ tiêu giúp bạn đánh giá nguồn nước nhằm tránh những tác nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và vật nuôi. Bạn có thể tham khảo một số thông tin sau để có những biện pháp xử lý kịp thời trước khi đưa vào sinh hoạt.
CHỈ TIÊU VẬT LÝ
Màu sắc
Màu sắc được tạo nên bởi các tạp chất lẫn trong nước như các chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ….
Màu sắc của nước được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn khác.
Lưu ý, khi nguồn nước có màu do hợp chất hữu cơ gây nên thì việc sử dụng Clo (Cl) có thể tạo ra chất mới là trihalomethane có khả năng gây ung thư cho người sử dụng.
Mùi vị
Nước nguyên chất sẽ không có mùi, vị tự nhiên do sự có mặt của các chất hòa tan ở lượng nhỏ. Nước có mùi lạ là do những khí như H2S, NH3… và các chất hữu cơ, hay vô cơ và ion khác như Cu2+, Fe3+. Tuỳ theo loại từng loại mùi vị khác nhau mà người ta có cách xử lý phù hợp như dùng hóa chất diệt tảo trong ao hồ, keo tụ lắng lọc, hấp phụ bằng than hoạt tính, hay dùng clo…
Độ đục
Độ đục của nước được gây nên bởi các chất cặn bã, hạt rắn trong nước. Người ta thường so độ đục của nước với độ đục của một thang chuẩn, hay dùng máy đo độ đục có đơn vị đo là NTU. Nước đục gây cảm giác khó chịu cho người dùng và có khả năng nhiễm vi sinh.
Độ đục của nước dùng trong sinh hoạt và ăn uống cho phép dưới 5NTU.
Nhiệt độ
Tùy vào môi trường xung quanh, thời gian trong ngày, mùa trong năm mà nước có nhiệt độ khác nhau. Nhiệt độ nước được xác định bằng nhiệt kế.
Chất rắn trong nước
Chất rắn trong nước bao gồm những hợp chất tan, hoặc không tan. Bao gồm các chất hữu cơ và chất vô cơ. Tổng hợp hàm lượng chất rắn bằng cách: Dùng giấy lọc băng xanh, lấy 250ml nước đã lọc, đun trên bếp cách thủy đến khô sau đó sấy cặn ở 108 độ C, mang cân và tính mg/l. f. Độ dẫn điện Đơn vị đo độ dẫn điện của nước là: mS. Người ta thường dùng dung dịch KCl để so sánh.
CHỈ TIÊU HÓA HỌC
Độ cứng
Độ cứng của nước được tạo bởi các ion đa hóa trị xuất hiện trong nước.
Khi ở nhiệt độ cao (như bị đun nóng) chúng phản ứng với một số anion và tạo kết tủa trong nước. Tùy theo độ cứng của nước người ta thường chia nước thành các loại sau: Độ cứng từ 0 đến 50mg/l là nước mềm Độ cứng từ 50 đến 150mg/l là nước hơi cứng Độ cứng từ 150 đến 300mg/l là nước cứng Độ cứng > 300mg/l là nước rất cứng
Nước cứng thường gây nên hiện tượng đóng cặn trắng trong thiết bị đun, ống dẫn nước nóng, thiết bị giải nhiệt hay lò hơi nhưng nó không gây hiện tượng ăn mòn đường ống và thiết bị. Tiêu chuẩn quy định đối với nước sạch thì phải có độ cứng nhỏ hơn 350 mg/l. Đối với nước sử dụng để ăn uống phải độ cứng nhỏ hơn 300 mg/l. Độ cứng của nước được xem là tổng hợp hàm lượng của ion Ca2+ và Mg2+ nhưng những người có nguy cơ mắc bệnh sỏi thận cần hạn chế việc hấp thụ canxi và magiê ở hàm lượng cao. Có thể khử độ cứng của nước bằng phương pháp trao đổi ion.
Độ axit trong nước
Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng hóa học với các dung dịch kiềm như KOH, NaOH. Độ axit được tính bằng đơn vị mđlg/l.
Các kim loại nặng
Những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3 thì được gọi là những kim loại nặng. Chúng tồn tại khắp mọi nơi trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển , sinh quyển. Mặc dù cần thiết cho sự sống của sinh vật nhưng nếu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây độc hại cho môi trường xung quanh và sinh vật.
Các hợp chất hữu cơ khá
Gồm các loại sau: Hợp chất phenol: có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp, bột giấy, lọc dầu. Loại chất này gây độc với sinh vật nước. Hợp chất bảo vệ thực vật: có nguồn gốc từ các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng…
Chất tẩy rửa: làm giảm sức căng bề mặt nước, tạo nhũ tương, huyền phù, khi vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì làm ô nhiễm môi trường nước.
Hàm lượng oxi hòa tan
Khí oxi hòa tan là yếu tố thủy hóa quan trọng, xác định cường độ hàng loạt quá trình sinh hóa đồng thời cũng là yếu tố chỉ thị cho khối nước. Được ký hiệu là DO Chỉ số hàm lượng oxi hòa tan trong nước cao là do nhiều rong tảo, nếu thấp là vì nước có nhiều chất hữu cơ.
Có 2 phương pháp đo hàm lượng oxi hòa tan là: Phương pháp hóa học Phương pháp đo điện cực oxi hòa tan bằng maý đo oxi f. Nhu cầu oxi hóa Nhu cầu oxi hóa là lượng oxi cần thiết để các vi sinh vật oxi hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định. Được ký hiệu là BOD, đơn vị tính là mg/L Chỉ số BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải. BOD càng lớn thì nước càng bị ô nhiễm và ngược lại.
Nhu cầu oxi hóa học
Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa các hợp chất hữu cơ trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Chỉ số nhu cầu oxi hóa học được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Được ký hiệu là COD, đơn vị tính là mgO2/L h. Độ PH Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion nhóm carbonate và bicarbonate (do chảy qua nhiều tầng đất đá). Nguồn nước có pH < 7 thường chứa nhiều ion gốc axit. Độ pH cao có thể làm hỏng men răng. Theo tiêu chuẩn, pH của nước sử dụng cho sinh hoạt là 6,0 – 8,5 và của nước uống là 6,5 – 8,5. 3.
CHỈ TIÊU VI SINH
Trong nguồn nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong rêu và các loài thủy vi sinh khác. Tùy theo tính chất và số lượng mà các loại vi sinh này có thể có lợi hoặc có hại cho con người. Trong chất thải của con người và động vật có tồn tại của vi khuẩn E.Coli.
Số lượng E.Coli càng nhiều thì nước càng bẩn và ngược lại Với một số chỉ tiêu đánh giá nguồn nước trên đây sẽ giúp cho bạn có thêm những kiến thức và hiểu biết chi tiết hơn về nước sạch sinh hoạt trong gia đình.
>>>Xem thêm: TẠI SAO NÊN KIỂM TRA NƯỚC SINH HOẠT