THẾ NÀO LÀ NGUỒN NƯỚC AN TOÀN? NGUỒN NƯỚC BẠN ĐANG DÙNG LIỆU CÓ AN TOÀN?

NGUỒN NƯỚC NHƯ THẾ NÀO ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ LÀ AN TOÀN

Theo Bộ y tế đã đưa ra tiêu chuẩn cho nguồn nước sạch là QCVN 01:2009/BYT, với hơn 109 chỉ tiêu về nồng độ cho phép của các chất có trong nước như mùi vị, màu sắc, độ trong đục, độ kiềm, độ cứng, độ pH, chất rắn hòa tan, hàm lượng chất hữu cơ và vô cơ, mức độ nhiễm xạ, vi sinh vật….
Theo đó, nước sạch là nước có chỉ số nồng độ các chất dưới hoặc bằng mức cho phép của Bộ y tế đưa ra (duyệt theo thông tư số 04/2009/TT – BYT (17/6/2009)). Ngoài ra, có khoảng 21 chỉ tiêu hóa và 5 chỉ tiêu vi sinh, theo chuẩn QCVN 06-1:2010/BYT để đạt được tiêu chuẩn về nước sạch. Đặc biệt là nguồn nước có thể uống trực tiếp tại vòi, không cần đun. Để kiểm tra nồng độ các chất rắn hòa tan có trong nước, có thể dùng bút điện phân TDS, nếu chỉ số TDS dưới 50 là nguồn nước an toàn, có thể dùng để uống liền.
Thế nào là nước sạch? Nguồn nước bạn đang dùng liệu có an toàn

CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SẠCH

Nguồn nước có thể bị ô nhiễm theo nhiều cách, bao gồm:

  • Chứa vi sinh vậtnhư vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập từ phân người, động vật;
  • Nhiễm hóa chấttừ chất thải công nghiệp hoặc từ thuốc trừ sâu, phân bón hóa học khi nuôi trồng (nitrat sử dụng trong phân bón có thể ngấm vào nước qua dòng chảy từ đất);
  • Các khoáng chất khác nhau như chì hoặc thủy ngâncó thể xâm nhập vào nguồn nước từ trầm tích tự nhiên dưới lòng đất, hoặc do quá trình xử lý chất ô nhiễm không đúng cách.

>>>Xem thêm: ĐIỂM DANH “THỦ PHẠM” GÂY BỆNH TRONG NGUỒN NƯỚC UỐNG HẰNG NGÀY

Các hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước sạch có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của tất cả mọi người, nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn với một số đối tượng sau:

  • Người đã trải qua hóa trị;
  • Người nhiễm HIV;
  • Bệnh nhân ghép tạng;
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh;
  • Phụ nữ có thai và thai nhi;

SỬ DỤNG NƯỚC BỊ Ô NHIỄM ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO TỚI SỨC KHỎE?

Các tác động của nước bị ô nhiễm đến sức khỏe con người phụ thuộc vào loại chất gây ô nhiễm. Ví dụ:

  • Cryptosporidium:Một một loại ký sinh trùng đơn bào thuộc ngành Apicomplexa đôi khi xuất hiện trong nguồn nước. Nó gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (chủ yếu là tiêu chảy) và có nguy cơ dẫn tới tử vong;
  • Nitrat:Có thể đe dọa ngay lập tức đến sức khỏe trẻ sơ sinh. Trong ruột, nitrat được chuyển đổi thành nitrit, ngăn không cho máu vận chuyển oxy;
  • Chì:Gây ra các vấn đề về phát triển thể chất lẫn tinh thần ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người trưởng thành uống nước nhiễm chì trong nhiều năm có thể bị bệnh ở thận hoặc tăng huyết áp.

>>>Xem thêm: ĐIỂM MẶT 6 CĂN BỆNH NGUY HIỂM DO NGUỒN NƯỚC Ô NHIỄM GÂY RA

ĐÁNH GIÁ NƯỚC UỐNG AN TOÀN NHƯ THẾ NÀO?

Theo tài liệu Hướng dẫn về Chất lượng nước uống do Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) cung cấp, đánh giá nước uống có an toàn hay không có thể dựa vào các yếu tố: vi sinh vật, hóa học, phóng xạ và cảm quan.

 Yếu tố vi sinh vật

Con người có nguy cơ rủi ro về sức khỏe khi tiêu thụ nước uống có chứa chất bài tiết của người và động vật.

Các vi sinh vật trong nước có khả năng gây bệnh gồm:

  • Vi khuẩn, virus, động vật nguyên sinh và giun sán;
  • Các mầm bệnh có khả năng phát sinh, như Helicobacter pylori, Tsukamurella, Isospora bellivà microsporidia, trong đó lây truyền qua đường nước là hợp lý nhưng chưa được xác nhận;
  • Vi khuẩn lam.

Nước bị ô nhiễm bởi vi sinh vật và hóa chất ra sao?

Trong đó các bệnh truyền nhiễm gây ra bởi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là những ảnh hưởng về sức khỏe phổ biến nhất liên quan đến nước uống. Cụ thể các tác nhân này gồm:

  • Vi khuẩn:Burkholderia, Campylobacter, Escherichia coli, E.coli, Shigella,….
  • Virus:Adenoviridae, Caliciviridae, Virus viêm gan E, Enteroviruses, Virus Rotavirus,…
  • Động vật nguyên sinh: Acanthamoeba, Cyclospora, Entamoeba,…
  • Giun sán:

Một số mầm bệnh truyền qua nước sạch bị ô nhiễm có thể dẫn tới các bệnh nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng như thương hàn, bệnh tả, viêm gan truyền nhiễm (do virus viêm gan A hoặc E), kiết lỵ do vi khuẩn Shigella gây ra, và một số bệnh khác thường ít nghiêm trọng hơn, như tiêu chảy tự giới hạn.

Các tác động của mầm bệnh ở con người không giống nhau với tất cả các quần thể. Nhóm đối tượng dễ tổn thương – bao gồm trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và người bị suy giảm hệ miễn dịch – sẽ có xác suất mắc bệnh cao hơn và mức độ nặng hơn. Nước nhiễm bẩn cũng có thể là nguồn gốc bùng phát dịch bệnh, ví dụ dịch tả, kiết lỵ…

Một số mầm bệnh truyền qua nước sạch bị ô nhiễm có thể đe dọa tới tính mạng người sử dụng

Yếu tố hóa học

Như đã đề cập, phần lớn các vấn đề sức khỏe liên quan đến nước uống là do các vi sinh vật. Tuy nhiên vẫn có một số lượng đáng kể các trường hợp gây hại sức khỏe nghiêm trọng là do ô nhiễm hóa chất trong nước uống.

Phơi nhiễm với chất độc hóa học trong nước uống thường không gây ảnh hưởng ngay lập tức đến sức khỏe, do đó rất khó để nhận biết nguồn nước có vấn đề để can thiệp kịp thời. Lúc này, vai trò của việc kiểm tra, giám sát là vô cùng quan trọng.

Một số chất hóa học gây ô nhiễm nước uống tiêu biểu bao gồm: Styren, nhôm, amoniac, asen, benzen, axit axetic, clo hydrat, clorua, clo, crom, đồng, chì, thủy ngân,…

 Yếu tố phóng xạ

Xử lý nước nhiễm phóng xạ bằng bãi lọc ngầm

Nước uống có thể chứa các chất phóng xạ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Những rủi ro này thường nhỏ hơn so với rủi ro do vi sinh vật và hóa chất trong nước uống gây ra. Ngoại trừ những trường hợp khắc nghiệt, liều bức xạ do nuốt phải các hạt nhân phóng xạ trong nước nước uống thấp hơn nhiều so với lượng nhận được từ các nguồn khác.Nguồn nước sạch khi bị ô nhiễm có thể chứa các hạt nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo:

  • Hạt nhân phóng xạ tự nhiên:Bao gồm potassium-40, radium-226, radium-228, uranium-234, uranium-238,… tìm thấy trong nước do hấp thụ tự nhiên (ví dụ hấp thụ từ đất), hoặc do các quy trình sản xuất liên quan đến các chất phóng xạ xuất hiện tự nhiên như khai thác, chế biến quặng,…
  • Hạt nhân phóng xạ nhân tạo:Do thải ra từ các cơ sở sản xuất nhiên liệu hạt nhân, hoặc do lượng phóng xạ còn tồn dư từ quá khứ phát tán vào môi trường.

Bất kỳ sự phơi nhiễm bức xạ nào đều ẩn chứa các rủi ro. Đối với trường hợp uống nước nhiễm xạ trong thời gian dài đã có bằng chứng về việc gia tăng nguy cơ ung thư.

Yếu tố cảm quan

Khi đánh giá chất lượng nước sạch, người dùng đa phần dựa vào cảm quan. Yếu tố cảm quan bao gồm màumùi và vị. Nước sạch không được có mùi và vị gây khó chịu với đa số người dùng. Màu, mùi và vị của nước có thể thay đổi do ô nhiễm hóa học vô cơ và hữu cơ, do quá trình phân hủy sinh học, ăn mòn hoặc hậu quả của việc xử lý nước (mùi clo). Ngoài ra, nước sạch có vị và mùi lạ cũng có thể là dấu hiệu đã xảy ra sự cố trong quá trình xử lý hoặc phân phối nước.

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới | VOV.VN

Màu, mùi và vị của nước bị biến đổi do các tác nhân sau:

  • Các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc sinh học, bao gồm:
    • Actinomycetes và nấm: Gây mùi và vị khó chịu khi uống;
    • Vi khuẩn lam và tảo: Khiến nước bị đục;
    • Động vật không xương sống nhìn thấy được (ví dụ ốc, giun, rận nước,…) và các loài vi mô;
    • Vi khuẩn sắt: Một loại sinh vật khi kết hợp với sắt (mangan) và oxy trong nước sẽ tạo nên các cặn rỉ sét trên thành bể, đường ống và lắng cặn trong nước.
  • Các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc hóa họcgồm:
    • Nhôm: Gây đổi màu nước hoặc lắng cặn;
    • Amoniac: Gây mùi hăng khai;
    • Cloramines: Ảnh hưởng đến mùi và vị của nước;
    • Clorua: Nồng độ cao gây ra vị mặn cho nước uống;
    • Clo: Gây mùi hắc;
    • Clorobenzenes: Gây đổi mùi và vị;
    • Clorophenol: Đổi mùi và vị rất nhẹ;
    • Đồng: Nồng độ cao gây đổi màu và làm nước có vị đắng;
    • Ethylbenzen: Tạo mùi thơm;
    • Độ cứng của nước: Nước cứng thường gây cặn trong ấm đun nước, khiến xà phòng ít tạo bọt,…
    • Hydrogen sunfua: Có mùi trứng thối;
    • Mangan: Gây mùi và vị khó chịu trong nước uống, làm hoen ố quần áo; tạo một màng cặn màu đen trong đường ống;
    • Styren: Gây vị ngọt nhẹ.
    • Kẽm: Ở nồng độ vượt quá 3 FPV5 mg/l làm nước có màu trắng đục và tạo lớp váng nhờn trên mặt nước khi đun sôi.

Về màu sắc:

Nước uống an toàn phải không màu. Màu của nước thường do sự có mặt của các chất hữu cơ có màu (chủ yếu là axit humic và axit fulvic) trong mùn đất, do sự hiện diện của sắt và các kim loại khác. Nó cũng có thể là kết quả của ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp, đây là hiện tượng rất nghiêm trọng.Hầu hết chúng ta có thể phát hiện được bằng mắt thường màu sắc của nước ở mức trên 15 TCU (đơn vị màu sắc), còn nước có mức TCU dưới 15 thường vẫn được người dùng chấp nhận.

Về độ đục:

Độ đục của nước được đo bằng đơn vị NTU (Nephelometric Turbidity Units), gây ra bởi các hạt lơ lửng (như đất sét, cát), kết tủa hóa học, mảnh vụn hữu cơ và sinh vật. Dưới 4 NTU, độ đục chỉ phát hiện được bằng dụng cụ chuyên biệt; từ 4 NTU trở lên có thể thấy nước đục như màu trắng sữa, màu bùn, nâu đỏ hoặc đen.Nước sạch sẽ bị đục nếu chất lượng nước đầu nguồn kém, xử lý nước chưa tốt hoặc quá trình phân phối không đảm bảo, sự xâm nhập của nước bẩn ở những chỗ đường ống vỡ,… Độ đục cao của nước gây đổi màu quần áo,..

GIẢI PHÁP GIÚP GIỮ AN TOÀN NGUỒN CHO GIA ĐÌNH BẠN LUÔN SẠCH

Thứ nhất, các đơn vị, nhà cung cấp nước sạch cần có biện pháp xử lý nước sạch từ khâu xử lý tới cải thiện hệ thống ống dẫn đi kèm, tránh hiện tượng rò rỉ, nhiễm kim loại trở lại.
Thứ hai, đối với các cá nhân, hộ gia đình cần có biện pháp xử lý riêng như lọc nước, đun sôi nước…để hạn chế phần nào những vi sinh vật gây hại.
Trong đó, nhiều gia đình hiện nay đã tìm đến thiết bị y tế máy điện giải, hay còn gọi là máy tạo nước ion kiềm giàu hydrogen. Với hệ thống màng lọc Mesh đặc biệt, có kích cỡ siêu nhỏ tới 0,001micromet có thể loại bỏ được tới 99,9% vi khuẩn, virus, hóa chất độc hại có trong nước. Đảm bảo nước đầu ra sạch 100% và có thể uống trực tiếp, không cần đun sôi. Riêng phần nước thải của máy, tận dụng để giặt giũ, tưới cây, vệ sinh nhà cửa….Đặc biệt máy điện giải giúp loại bỏ tất cả các yếu tố có hị trong nước nhưng vẫn giữ được những vi khoáng tốt cho cơ thể(Na, Ca, Ka, Mg…).
Bên cạnh đó, không thể thiếu các chiến dịch tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân và toàn thể cộng đồng trong việc bảo vệ nguồn nước. Áp dụng những biện pháp nặng đối với các cơ sở, doanh nghiệp xả thải mà không xử lý ra ngoài. Các cán bộ, người có quyền hành cần làm gương để người dân noi theo và học tập, từ đó tạo môi trường nước sạch và an toàn cho sức khỏe.
Nguồn nước sạch quan trọng và cần thiết đối với sự sống của con người. Tuy nhiên, đối với mỗi người cần ý thức về việc mình đang làm để bảo vệ tài nguyên nước, từ đó giúp gia đình, cộng đồng có được sức khỏe tốt nhất. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm máy điện giải, dịch vụ thay lõi lọc nước hay chế độ bảo hành của Thế Giới Nước Tốt vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc trực tiếp tới Showroom để được các chuyên viên tư hoàn toàn miễn phí.

.